Trung Quốc đúng là một trong những quốc gia hàng đầu về các phát kiến mới trong y học.. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng hiệu nghiệm. Mà điều đáng nói ở đây là sự PR quá mức khiến cho người bệnh lầm tưởng cứ chữa là khỏi bệnh. Vì thế tốt hơn hết là cần phải hiểu rõ sự thật và có sự lựa chọn tốt nhất cho mình và người thân. Hãy động viên, làm mọi thứ tốt nhất để họ cảm nhận được những điều tốt nhất trên đời .. và hãy cho họ thong thả để làm những điều tốt nhất mà họ vẫn chưa làm được cho cuộc đời. Tất cả chúng ta đều có thể trở thành các Steve vĩ đại và bất diệt.
Trị ung thư ở TQ: Tốn tiền tỉ rồi… chết Để tìm hiểu thực hư về việc trị bệnh ung thư tại BV Ung thư hiện đại Quảng
Châu, PV đã liên hệ với nhiều người mắc ung thư đi khám, điều trị tại đây. Qua
lời kể của người trong cuộc, nhiều sự thật cay đắng được phơi bày không như
quảng cáo, tư vấn của BV. “Lúc nào gặp bác sĩ cũng nói sức khỏe bệnh nhân tốt
nhưng về thì đau nhức, yếu dần đi” - một người nhà bệnh nhân thổ
lộ.
Càng điều trị càng yếu
Mở đầu câu chuyện với
chúng tôi, bà NTNB (56 tuổi, Đồng Nai) rơm rớm nước mắt nhớ về người chồng đã
mất cách đây 7-8 tháng. Ký ức về quãng thời gian một năm chạy chữa ung thư phổi
cho chồng là ông NVS ở BV Quảng Châu Trung Quốc lại hiện về trên khuôn mặt khắc
khổ của bà. “Ngồi nghĩ lại thấy ân hận, cứ để ông ở nhà uống lá đu đủ, linh chi
có thể sẽ tốt hơn nhiều. Qua đó, lúc nào bác sĩ cũng nói sức khỏe ông ấy tốt lắm
nên ông không chịu ăn uống gì. Nhưng càng đi sức khỏe ông càng yếu và qua đời.
Tôi rút ra được kinh nghiệm, ung thư giai đoạn cuối không phải có tiền là chữa
được” - bà B. tâm sự.
Nhiều
người Việt Nam tốn tiền tỉ khi điều trị ung thư ở TQ (Ảnh minh họa)
Theo lời bà B, năm 2009, chồng bà được BV Lao -
Biên Hòa chẩn đoán mắc bệnh lao. Điều trị theo phác đồ hơn tám tháng mà ông vẫn
không khỏi, luôn bị ho ra máu. Năm 2010, ông lên BV Chợ Rẫy khám thì phát hiện
ra ung thư phổi. Sang BV Ung bướu, các bác sĩ nói ông đã bị ung thư giai đoạn
3-4, di căn qua xương nên không thể xạ trị, phẫu thuật mà chỉ hóa trị, kết hợp
với uống thuốc và tái khám. “Gia đình chúng tôi còn gửi mua thuốc tận Singapore
về cho uống, một thời gian sau sức khỏe anh tốt lên” - em trai ông S. kể
thêm.
200 triệu nở nồi ra bạc tỉ
Tuy nhiên, theo em trai ông S., khi đọc trên một tờ báo, thấy có quảng cáo BV hiện đại Quảng Châu trị ung thư rất tốt, lúc đó văn phòng đóng tại 199 An Dương Vương, quận 5 (giờ chuyển qua đường Lê Lai, quận 1) nên gia đình đã tìm đến tư vấn. Tuy nhiên, vị bác sĩ “rất trẻ” ở đây tư vấn rằng qua đó sẽ dùng phương pháp dao đông lạnh và thắt nút mạch khối u với chi phí 150 triệu đồng. “Chúng tôi dự tính kể cả chi phí đi lại nữa là tốn 200 triệu đồng, thấy quá rẻ nên mấy ngày hôm sau đến đóng tiền tạm ứng ngay. Họ lo từ A đến Z, từ visa, vé máy bay và dịch vụ đưa rước tận sân bay” - em trai ông S. kể tiếp.
“Lần đầu tiên chúng tôi qua là tháng 4/2011, bác sĩ bên đó dùng phương pháp dao đông lạnh và thắt nút mạch “bỏ đói” khối u. Thời gian ở BV hết một tháng, chi phí 300 triệu đồng. Nửa tháng sau chúng tôi qua lại, bác sĩ dùng phương pháp thắt nút mạch khối u và cấy hạt nhân, chi phí hết 300 triệu đồng. Lần thứ ba là từ tháng 6 đến 8/2011, họ dùng phương pháp “đổ bê tông”, sau đó họ chụp đầu và thấy khối u trên não, họ tiếp tục dùng xạ trị với 25 tia. Đợt này tốn chừng 400 triệu đồng” - bà B. nói.
Đang trị bỗng ngưng ngang vì tiền
Theo lời bà B., mỗi ngày bác sĩ hay y tá đến thăm khám đều tính tiền, chưa kể tiền phòng. Mỗi lần qua là họ có kế hoạch điều trị rõ ràng nhưng có lần đến ngày chồng tôi mổ dao lạnh, cấy hạt nhân nhưng không nghe họ nói gì. Hỏi ra mới biết do thiếu tiền nên họ ngưng nên phải đóng tiền. Nếu không có tiền hay còn thiếu tiền thì họ ngưng điều trị luôn!
“Họ hẹn chúng tôi qua điều trị nữa nhưng sức khỏe ông S. mỗi ngày một yếu, nằm liên miên, làm sao một người đỡ nổi. Ông S. thì đau mệt, ngủ thì thôi chứ tỉnh dậy là đòi sang Trung Quốc. Chúng tôi gọi qua bên BV nói là bệnh nhân đã yếu lắm, bác sĩ phải làm sao cho bệnh nhân yên tâm. Họ bảo đến BV Việt Nam kiểm tra xem. Chúng tôi đã đưa ông đến BV 115 kiểm tra thì mới biết đã hết đường cứu chữa” - em trai ông S. kể. Sau đó gia đình cũng đã gửi mua con đông trùng hạ thảo ở BV này với giá 75 triệu đồng/g về bồi bổ cho ông nhưng cũng không ăn thua gì!
Lời khuyên của tôi: Đừng đi... vì sẽ bị gạt
Cùng cảnh ngộ, bà LMK 41 tuổi (Sóc Trăng) nói giọng nghẹn ngào qua điện thoại về cái chết của người chồng 46 tuổi sau khi qua BV Ung thư hiện đại Quảng Châu điều trị ung thư trực tràng và tốn gần 500 triệu đồng. Chồng bà K. bị ung thư trực tràng di căn nên không phẫu thuật được và được điều trị hóa trị và thuốc tại BV Ung bướu TP.HCM. Thấy tình trạng bệnh chồng ngày càng nặng, bà và anh chị em bàn nhau đưa ông sang Quảng Châu trị với tâm lý “còn nước còn tát”.
Tháng 3/2011, bà đưa chồng qua, BV này đã dùng kỹ thuật dao đông lạnh và thắt nút mạch khối u. Sau đó về nhà bà thấy khối u của chồng xẹp xuống nên yên tâm. Lần thứ hai qua, chồng bà tiếp tục được làm phương pháp dao đông lạnh. Nhưng sau hai tuần trở về, tình trạng bệnh nặng hơn nên phải chuyển đến BV Hoàn Mỹ nằm một tuần chờ ngày hẹn sang Quảng Châu. Nhưng lần thứ ba trở qua, bác sĩ bên đó bó tay vì khối u di căn khắp cơ thể, gia đình ngậm ngùi đưa ông về và một tháng sau ông đã ra đi.
“Nếu biết đi trị không hết thì để dành tiền nuôi con” - chồng bà khóc và trăng trối sau khi trở về lần thứ ba từ Trung Quốc. “Giờ ở dưới này nghe nhiều người đi qua đó bị gạt không à, chứ bệnh ung thư trên thế giới cũng không trị được. Nếu tôi gặp những người bệnh như chồng tôi và dự định đi, tôi sẽ khuyên đừng nên qua đó, đi chỉ tốn tiền thôi. May nhà tôi có ruộng mà bán đi cho ông trị bệnh chứ không thì không biết làm sao” - bà K. tâm sự.
Đi kiểm tra sức khỏe cũng bị giữ ở lại
Đó là trường hợp của bà QAT, 58 tuổi (quận 2). Theo lời bà T., bà bị ung thư vú giai đoạn đầu, đã được BV Ung bướu TP.HCM đoạn nhũ và không còn di căn. Để chắc ăn, bà bay qua Singapore kiểm tra thì các chỉ số của bà bình thường. Nghe lời giới thiệu của người quen, bà khăn gói qua BV Ung thư hiện đại Quảng Châu khám lại xem thế nào, thủ tục cũng do văn phòng đại diện BV này ở TP.HCM lo. Qua người phiên dịch, bà được biết các chỉ số xét nghiệm của mình vẫn bình thường nhưng chờ đến 4-5 ngày sau BV không trả hồ sơ bệnh án để bà mang về với lý do họ muốn giữ bà để “cấy miễn dịch”. Bà hỏi chi phí thế nào thì họ nói giá, bà nhẩm ra tiền Việt lên đến… 65 triệu đồng. “Tôi làm dữ thì họ mới trả cho tôi một bệnh án phôtô nhưng bắt tôi phải đóng tiền hết mấy chục tệ, tôi trả cho xong để về mau chứ chẳng cãi làm gì. Tổng cộng tiền khám của tôi đợt đó là… 30 triệu đồng, chưa tính tiền vé máy bay” - bà T. nói.
Bà T. tiếp: “Máy móc bên đó thì cũng bình thường, so với Singapore và Việt Nam thì nó cũ lắm. Nhiều máy móc thì cũng không có, như muốn xạ hình hay PET - CT thì phải sang BV khác. Mới lần đầu tôi tưởng chữa thuốc Đông Tây y kết hợp nhưng Đông y làm gì chữa được ung thư, chỉ toàn bằng thuốc Tây. Hóa đơn thì chỉ toàn tiếng Hoa và không nói rõ ràng thuốc gì. Nói chung là chữa bệnh không rõ ràng vì họ không giải thích, phân tích từng chỉ số xét nghiệm cho bệnh nhân, không khuyên cái nào tốt - xấu…”.
200 triệu nở nồi ra bạc tỉ
Tuy nhiên, theo em trai ông S., khi đọc trên một tờ báo, thấy có quảng cáo BV hiện đại Quảng Châu trị ung thư rất tốt, lúc đó văn phòng đóng tại 199 An Dương Vương, quận 5 (giờ chuyển qua đường Lê Lai, quận 1) nên gia đình đã tìm đến tư vấn. Tuy nhiên, vị bác sĩ “rất trẻ” ở đây tư vấn rằng qua đó sẽ dùng phương pháp dao đông lạnh và thắt nút mạch khối u với chi phí 150 triệu đồng. “Chúng tôi dự tính kể cả chi phí đi lại nữa là tốn 200 triệu đồng, thấy quá rẻ nên mấy ngày hôm sau đến đóng tiền tạm ứng ngay. Họ lo từ A đến Z, từ visa, vé máy bay và dịch vụ đưa rước tận sân bay” - em trai ông S. kể tiếp.
“Lần đầu tiên chúng tôi qua là tháng 4/2011, bác sĩ bên đó dùng phương pháp dao đông lạnh và thắt nút mạch “bỏ đói” khối u. Thời gian ở BV hết một tháng, chi phí 300 triệu đồng. Nửa tháng sau chúng tôi qua lại, bác sĩ dùng phương pháp thắt nút mạch khối u và cấy hạt nhân, chi phí hết 300 triệu đồng. Lần thứ ba là từ tháng 6 đến 8/2011, họ dùng phương pháp “đổ bê tông”, sau đó họ chụp đầu và thấy khối u trên não, họ tiếp tục dùng xạ trị với 25 tia. Đợt này tốn chừng 400 triệu đồng” - bà B. nói.
Đang trị bỗng ngưng ngang vì tiền
Theo lời bà B., mỗi ngày bác sĩ hay y tá đến thăm khám đều tính tiền, chưa kể tiền phòng. Mỗi lần qua là họ có kế hoạch điều trị rõ ràng nhưng có lần đến ngày chồng tôi mổ dao lạnh, cấy hạt nhân nhưng không nghe họ nói gì. Hỏi ra mới biết do thiếu tiền nên họ ngưng nên phải đóng tiền. Nếu không có tiền hay còn thiếu tiền thì họ ngưng điều trị luôn!
“Họ hẹn chúng tôi qua điều trị nữa nhưng sức khỏe ông S. mỗi ngày một yếu, nằm liên miên, làm sao một người đỡ nổi. Ông S. thì đau mệt, ngủ thì thôi chứ tỉnh dậy là đòi sang Trung Quốc. Chúng tôi gọi qua bên BV nói là bệnh nhân đã yếu lắm, bác sĩ phải làm sao cho bệnh nhân yên tâm. Họ bảo đến BV Việt Nam kiểm tra xem. Chúng tôi đã đưa ông đến BV 115 kiểm tra thì mới biết đã hết đường cứu chữa” - em trai ông S. kể. Sau đó gia đình cũng đã gửi mua con đông trùng hạ thảo ở BV này với giá 75 triệu đồng/g về bồi bổ cho ông nhưng cũng không ăn thua gì!
Lời khuyên của tôi: Đừng đi... vì sẽ bị gạt
Cùng cảnh ngộ, bà LMK 41 tuổi (Sóc Trăng) nói giọng nghẹn ngào qua điện thoại về cái chết của người chồng 46 tuổi sau khi qua BV Ung thư hiện đại Quảng Châu điều trị ung thư trực tràng và tốn gần 500 triệu đồng. Chồng bà K. bị ung thư trực tràng di căn nên không phẫu thuật được và được điều trị hóa trị và thuốc tại BV Ung bướu TP.HCM. Thấy tình trạng bệnh chồng ngày càng nặng, bà và anh chị em bàn nhau đưa ông sang Quảng Châu trị với tâm lý “còn nước còn tát”.
Tháng 3/2011, bà đưa chồng qua, BV này đã dùng kỹ thuật dao đông lạnh và thắt nút mạch khối u. Sau đó về nhà bà thấy khối u của chồng xẹp xuống nên yên tâm. Lần thứ hai qua, chồng bà tiếp tục được làm phương pháp dao đông lạnh. Nhưng sau hai tuần trở về, tình trạng bệnh nặng hơn nên phải chuyển đến BV Hoàn Mỹ nằm một tuần chờ ngày hẹn sang Quảng Châu. Nhưng lần thứ ba trở qua, bác sĩ bên đó bó tay vì khối u di căn khắp cơ thể, gia đình ngậm ngùi đưa ông về và một tháng sau ông đã ra đi.
“Nếu biết đi trị không hết thì để dành tiền nuôi con” - chồng bà khóc và trăng trối sau khi trở về lần thứ ba từ Trung Quốc. “Giờ ở dưới này nghe nhiều người đi qua đó bị gạt không à, chứ bệnh ung thư trên thế giới cũng không trị được. Nếu tôi gặp những người bệnh như chồng tôi và dự định đi, tôi sẽ khuyên đừng nên qua đó, đi chỉ tốn tiền thôi. May nhà tôi có ruộng mà bán đi cho ông trị bệnh chứ không thì không biết làm sao” - bà K. tâm sự.
Đi kiểm tra sức khỏe cũng bị giữ ở lại
Đó là trường hợp của bà QAT, 58 tuổi (quận 2). Theo lời bà T., bà bị ung thư vú giai đoạn đầu, đã được BV Ung bướu TP.HCM đoạn nhũ và không còn di căn. Để chắc ăn, bà bay qua Singapore kiểm tra thì các chỉ số của bà bình thường. Nghe lời giới thiệu của người quen, bà khăn gói qua BV Ung thư hiện đại Quảng Châu khám lại xem thế nào, thủ tục cũng do văn phòng đại diện BV này ở TP.HCM lo. Qua người phiên dịch, bà được biết các chỉ số xét nghiệm của mình vẫn bình thường nhưng chờ đến 4-5 ngày sau BV không trả hồ sơ bệnh án để bà mang về với lý do họ muốn giữ bà để “cấy miễn dịch”. Bà hỏi chi phí thế nào thì họ nói giá, bà nhẩm ra tiền Việt lên đến… 65 triệu đồng. “Tôi làm dữ thì họ mới trả cho tôi một bệnh án phôtô nhưng bắt tôi phải đóng tiền hết mấy chục tệ, tôi trả cho xong để về mau chứ chẳng cãi làm gì. Tổng cộng tiền khám của tôi đợt đó là… 30 triệu đồng, chưa tính tiền vé máy bay” - bà T. nói.
Bà T. tiếp: “Máy móc bên đó thì cũng bình thường, so với Singapore và Việt Nam thì nó cũ lắm. Nhiều máy móc thì cũng không có, như muốn xạ hình hay PET - CT thì phải sang BV khác. Mới lần đầu tôi tưởng chữa thuốc Đông Tây y kết hợp nhưng Đông y làm gì chữa được ung thư, chỉ toàn bằng thuốc Tây. Hóa đơn thì chỉ toàn tiếng Hoa và không nói rõ ràng thuốc gì. Nói chung là chữa bệnh không rõ ràng vì họ không giải thích, phân tích từng chỉ số xét nghiệm cho bệnh nhân, không khuyên cái nào tốt - xấu…”.
Ông ĐQS, quận 12, một thân nhân bệnh nhân
điều trị tại BV Ung thư hiện đại Quảng Châu về đã mất:
Đang mổ mà hết tiền thì rút dao ra hay
sao?
Tôi bảo: “Các cháu là người Việt Nam, cháu là người phiên dịch. Cháu nói với người bệnh chỉ tốn khoảng 150 triệu đồng nhưng ngay lần đầu tiên đã tốn gấp đôi. Cháu tư vấn như thế, giả sử gia đình chú đưa bệnh nhân qua bên đó và không có tiền, không lẽ bác sĩ mổ nửa con dao rồi rút ra hay sao. Các cháu là người Việt Nam thì phải có tinh thần dân tộc và phải tư vấn đúng”.
Trong một
mẩu quảng cáo, BV Ung bướu hiện đại Quảng Châu cho rằng phương pháp dao photon
đã được BV này điều trị hiệu quả cho 667 bệnh nhân ung thư (!?)
Gia đình tôi lựa chọn như thế và sai lầm, tôi
chịu vì tôi không tiên lượng được sự việc. Tôi lên tiếng để cảnh báo những người
sau không đạp vào vết xe đổ của mình nữa. Tôi đặt vấn đề tại sao một bệnh mà bác
sĩ Việt Nam nói trị hết phác đồ rồi không trị được nữa mà bác sĩ bên đó trị
được. Đây có phải là trò thu tiền người bệnh một cách hợp pháp mặc dù biết điều
trị không hiệu quả.
Trích 24h.com.vn
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét