Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Lạm phát nhân lực

     2012 quả 1 năm khó nhằn. Nó là 1 năm đại phát đầy may mắn thế nhưng đi cùng với nó là làm sao đảm bảo công việc tương lai cho lớp trẻ. Cứ mỗi năm tình trạng thất nghiệp (lạm phát nhân lực) lại cứ tăng dần lên trong khi đó số lượng phát kiến đóng góp cho nền kinh tế thì lại khiêm tốn và hay có thể nói là "only serve for our lives". Khi có tiền chúng ta lại lao đầu vào tuyển dụng, mở rộng kinh doanh làm việc đến kiệt sức rồi lại đổ bệnh, và trở thành một bệnh nhân uy tín của bệnh viện. Trong chuỗi cung ứng đó thì:

Kỹ Thuật > Sản xuất > Kinh Tế > Dược là chuỗi trao đổi vật chất. Nhưng điểm mấu chốt của vấn đề là ngày nay, các công ty và nhà trường (đặc biệt là các trường kinh tế) lại đào tạo quá nhiều và không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Thạc sĩ cũng như Cử nhân (về mặt ý tưởng đóng góp..), học nhưng lại quên mất chúng ta làm kinh tế cho cái gì-> ví dụ thạc sĩ MBA sẽ thua xa thạc sĩ quản lý bệnh viện. Đây là 1 chức danh cụ thể và có tiềm năng vì ... con người không hẹn mà lại... gặp. Đa phần các trường học không định hướng cho sinh viên nên làm gì, vì xu hướng đào tạo là quá tổng quát và thiếu các dự án phát triển lâu dài. Điển hình như trường Đại học Huflit khoa Quản trị Kinh doanh quốc tế trong chương trình học không hề có thực tập-> và chỉ có thi tốt nghiệp. Như vậy là vô cùng thiếu sót. Và còn 1 thực tế nữa, các trường đã không có hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên tốt nghiệp có việc làm: ví dụ: trường Đại học Bách Khoa ngành Cơ khí (Nữ) khó kiếm việc; ngành Điện-Điện Tử (hot) mà ra ngoài chỉ có các công ty mướn giá bèo 3-4 triệu, còn thua xa ngành dịch vụ điện thoại viên, quản lý bán hàng hay cắt tóc.. Thật là bất công cùng cực. Mà nếu không có kỹ thuật > sản xuất --> kinh tế + dược có lợi nhuận thì cũng từ mồ hôi và máu của chính nhân dân. Vì thế thặng dư cũng không thể nhiều được.

     Vì thế tôi đề nghị các quý công ty, cơ quan hãy tạo nhiều điều kiện hơn nữa cho kỹ thuật và sản xuất để thúc đẩy nền kinh tế công nghiệp việt nam đạt chỉ tiêu tăng trưởng trở thành nước công nghiệp vào 2020. Các trường học về kinh tế cần tuân thủ quy tắc SMARTER trong việc đào tạo kinh tế cho ngành nghề nào. Tất cả phải áp chỉ tiêu theo nhu cầu thị trường nếu không tuân thủ thì tốt nhất là đừng kinh doanh dịch vụ giáo dục không có ích cho nền kinh tế.

     Còn các em sinh viên, đừng bao giờ tuyệt vọng nhé.. Lưu ý cẩn thận với các trường kinh tế và các ngành nghề: sẽ không có nhiều cơ hội nếu bạn không có đủ nỗ lực, money và kinh nghiệm phù hợp. Đôi khi các HR cũng góp phần tạo nên việc này. Các bạn xem thử 1 việc này nhé:

>> Để học MBA thì cần bao nhiêu năm kinh nghiệm nào? 0,1 -> sai bét -> những 2 năm
>> Học xong MBA thì mất nhiêu năm nào? 2 năm -> càng sai -> 0->1,5 năm
>> Như vậy xong MBA -> bạn mất 3,5 năm kinh nghiệm (không có ai học MBA mà trong thời gian học chẳng làm gì cả)

>> Vậy mà tuyển dụng Management Trainee của Pepsico và Unilever (2 tập đoàn lớn về FMCG) lại dám ghi điều kiện tuyển là có bằng MBA với ít hơn 1 năm kinh nghiệm !!! Bạn đã thấy vô lý đến không nhịn được cười chưa ? Nếu bạn đã học MBA rồi, bạn nghĩ sao khi phải đặt bút viết những dòng không thực cho các công ty này ? Đau đầu !!!

Một thực trạng nữa là các công ty dịch vụ thường khoái tuyển trung cấp, cao đẳng-> 1 bằng cấp cao và nỗ lực sẽ chỉ cho bạn 1 vị trí tốt nhất trong giảng đường đại học, nơi chúng ta lại kinh doanh dịch vụ giáo dục. Một thạc sĩ du học thạc sĩ QTKD từ Nhựt Bổn về chỉ thích làm giảng viên trường Quốc tế ..-> có lẽ chúng ta không đánh giá đúng mức đóng góp từ các ngành nghề ?

Lạm phát Việt Nam đến từ đâu ? Có phải từ lạm phát nhân lực không ? Cũng có thể có đấy chứ ? Việc có quá ít người tham gia nền kinh tế, khiến kinh tế bị phụ thuộc vào 1 số lượng người nhất định. Điều gì xảy ra khi lượng người ảnh hưởng càng ít -> độc quyền -> tranh giành quyền lợi -> lạm phát

Bài toán này quá nhức đầu. Những hãy cùng nhau từng bước hóa giải lạm phát nhân lực vì sự thịnh vượng của nền kinh tế Việt Nam.