Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

4 bằng đại học + 15 chứng chỉ kỹ năng vẫn thất nghiệp !


Một sự thật phũ phàng đó là " giỏi + nỗ lực = không có đất diễn ở các doanh nghiệp". Chúng ta sẽ cùng mổ xẻ vấn đề trên theo hướng tích cực để tìm ra lời giải ...



Tốt nghiệp đại học với 15 chứng chỉ kỹ năng vẫn bị “chê” Vì sao vậy ?

(TNO) “Một sinh viên ở một trường ĐH lớn ở TP.HCM cho tôi thấy em này có tới 15 chứng chỉ kỹ năng khi vừa tốt nghiệp và cho rằng đã tự tin đi làm. Tôi nói rất ngưỡng mộ việc học của em nhưng nếu là doanh nghiệp, tôi sẽ không nhận”. Vì sao vậy ?

- Nếu có kỹ năng rõ ràng sinh viên sẽ tự tin hơn khi đảm nhận công việc của mình ?!
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM kể về một câu chuyện ông chứng kiến khi gặp sinh viên của một trường ĐH ở TP.HCM.
Câu chuyện được ông kể nhân Chương trình “Doanh nghiệp và sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2012” do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức ngày 8.12 tại Thủ Đức, TP.HCM.
“Dù có đến bốn bằng đại học hay bao nhiêu chứng chỉ kỹ năng đi nữa nhưng không có kỹ năng va chạm thực tế thì sinh viên cũng khó xin việc làm”, ông Tuấn nói thêm.  sao vậy ?
- Thế kỹ năng nó là cái gì ? Mà nó từ đâu tới ? (1)
20% sinh viên gặp khó khăn khi xin việc 
Theo ông Tuấn, vấn đề việc làm là điều quan tâm hàng đầu của thanh niên hiện nay, nhưng khi tham gia vào thị trường lao động, thanh niên gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh nghiệm, nhiều người chưa biết cách tìm hiểu việc làm phù hợp với năng lực, thậm chí chưa biết cách làm hồ sơ xin việc, tham gia phỏng vấn tuyển dụng. Quá đúng các em ơi, ít việc quá, sự phân bổ ngành nghề có bất cập hay là chúng ta đang quá tải trên cùng 1 con thuyền sự nghiệp ? 
 
Mô hình lớp học chất lượng cao tại Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM được hy vọng sẽ rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và doanh nghiệp - Ảnh: Hoàng Quyên
Với kết quả khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM về nhu cầu tìm việc làm của trên 10.000 sinh viên từ năm 2009 - 2012, có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm.
Số 20% sinh viên còn lại tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm, phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo.
Trong tổng số sinh viên tìm được việc làm, chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50% sinh viên vẫn phải làm việc trái nghề, thu nhập thấp, việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác.
Giỏi kiến thức, doanh nghiệp chỉ chấm tối đa 40% 
Em thấy vô cùng đúng. Nếu bí mật của doanh nghiệp, những kinh nghiệm ẩn mình lộ ra hết thì doanh nghiệp có lẽ đang tự bắn vào đùi mình ư. Càng ít điểm chứng tỏ doanh nghiệp càng mạnh về kỹ thuật, dẫn đầu về công nghệ !
Câu chuyện ông Phạm Minh Tuấn, Giám đốc Tuyển dụng và phát triển nhân sự Tập đoàn Tân Hiệp Phát, lại cho thấy kiến thức ở trường học chỉ chiếm 40% khả năng thành công khi đi xin việc làm.
Ông Tuấn kể: Khi công ty có nhu cầu tuyển dụng, ông chọn 200 sinh viên ở một trường ĐH, nhưng chỉ tuyển được 40 sinh viên. Trong số đó, chỉ có 10 sinh viên có thể đáp ứng được 60% yêu cầu công việc, 30 sinh viên còn lại chỉ được đánh giá ở mức trung bình.
Ông Tuấn cho biết: “Với một sinh viên, học rất tốt thì cũng chỉ đạt 40% số điểm mà thôi. Chúng tôi đưa ra nhiều tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá một sinh viên khi ra trường bên cạnh kiến thức”.
Những tiêu chuẩn quan trọng ông đưa ra lần lượt là năng lực làm việc chủ động, tốc độ làm việc, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, dịch vụ khách hàng, cam kết với mục tiêu cao, tư duy sáng tạo.
Em thấy vô cùng đúng. Giá như các trường kết hợp doanh nghiệp cho các em thời lượng thực tập cao và phải thực sự nhìn nhận các em là 1 tài năng, 1 chồi ươm đầy triển vọng
 
Sinh viên và doanh nghiệp trao đổi nhân Chương trình "Doanh nghiệp và sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2012 - Ảnh: Hoàng Quyên
Ông Masaki Yamashita, Tổng giám đốc Ngân hàng Mitsubishi UFJ Việt Nam cũng cho rằng: “Khi sinh viên ra trường, kiến thức em đó có là điều đương nhiên. Nhưng việc ứng dụng kiến thức đó vào thực tế thì sinh viên lại gặp khó khăn”.
Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp , làm việc nhóm của người lao động Việt Nam là những gì ông Masaki cho rằng cần cải thiện.
Cảm ơn ông. Ngoại ngữ chính là rào cản lớn nhất trong giao tiếp (2) và còn 1 số nữa ?
Tự xác định bản thân
TS. Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết nhà trường không thể dạy hết tất cả những kiến thức cần có cũng như tất cả kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang và sẽ cần.
Vì vậy, khi các trường đã đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên sẽ chủ động lựa chọn môn học cho mình. Việc này sẽ tạo ra sản phẩm có tính thích nghi cao với thị trường lao động.
TS. Lê Hữu Phước, Phó hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM cho rằng ngày nay, việc sinh viên ra trường không nhất thiết phải đúng ngành nghề, trừ một số ngành đặc thù. Ở các trường ĐH nên tính đến việc đào tạo liên ngành, sinh viên buộc học các môn chính và tự chọn các môn chuyên ngành. Hoặc cho sinh viên được lấy 2 bằng ĐH trong thời gian đào tạo 5 - 6 năm.
“Tạo điều kiện để sinh viên rút ngắn thời gian đào tạo nhưng có thêm nhiều kỹ năng cần thiết sẽ giúp các em ra trường đỡ khó khăn hơn” - ông Phước chia sẻ.
Ông Trần Anh Tuấn cho rằng mỗi doanh nghiệp có nhu cầu lao động khác nhau nên không thể đòi hỏi các trường đào tạo sinh viên đáp ứng được ngay công việc đó. Trong khi đó, các trường ĐH chỉ có thể đào tạo kiến thức chung. Vì vậy, điều quan trọng là sinh viên biết định hướng và tăng cọ xát thực tế để có kỹ năng sống cho bản thân.
Cảm ơn ông. Tự lực vượt cạn as bà bầu là cách tốt nhất để các bạn sinh viên thành công ! (3)

Việc làm thời vụ cuối năm giảm 30% so với năm 2011
Nhu cầu lao động thời vụ cuối năm 2012 giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2011 là 50.000 nhu cầu việc làm thời vụ trong khi năm 2012 chỉ có 35.000). Nhu cầu tuyển dụng thời điểm cuối năm 2012 được các doanh nghiệp tính toán chặt chẽ, chú trọng chất lượng, trình độ tay nghề...
Dự báo ngành nghề có nhu cầu nhân lực nhiều nhất năm 2013 là marketing-kinh doanh-bán hàng (chiếm hơn 27%), nhóm ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn - dịch vụ - phục vụ (chiếm gần 20% nhu cầu nhân lực).
Nhóm ngành CNTT - điện tử - viễn thông, quản lý - hành chính - giáo dục - đào tạo, dệt - may - giày da, tài chính - kế toán - kiểm toàn - đầu tư - bất động sản - chứng khoán chiếm tỷ lệ hơn 6,5%.
(Theo Phân tích thị trường lao động năm 2012 và nhận định xu hướng nhu cầu nhân lực năm 2013 tại TP.HCM của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM)
Hoàng Quyên
Theo: http://vn.news.yahoo.com

     Hôm nay, áp tận thế rồi ... hơi run run nhưng cũng xin ngỏ lời với các bạn sinh viên và các nhà tuyển dụng. Những biện chứng trên đây không nhằm đả kích 1 vấn đề mà chỉ nhằm nhìn nhận thực sự 1 vấn đề: " Liệu có phải lỗi lầm là ở sinh viên hay không ? "

> Giáo dục là 1 quốc sách, chúng ta có những giáo viên xuất sắc và 1 hệ thống sườn bài giáo dục toàn diện bậc nhất thế giới. Vậy thì tại sao lại chê trách sinh viên của ta.

Liệu " Hệ thống giáo dục và các quy chuẩn đang có vấn đề " để cho các sinh viên không đạt đủ yêu cầu đào tạo và thích ứng doanh nghiệp ra trường. Vấn đề này nằm ở giáo dục, ở các thầy và cả những người hoạch định đầu ra cho giáo dục chứ không thể nằm ở sinh viên được.
Nói như vậy thì vào thời quý vị mới ra trường cũng fresh như thế thì cũng như thế mà thôi. Tờ giấy trắng với cây bút mực phủ phàng ôm cặp bước vào đời. Kỹ năng được việc liệu có thực ? 

- Thế kỹ năng nó là cái gì ? Mà nó từ đâu tới ? (1)
Em xin thưa là nó có thể là một cái gì đặc biệt. Cũng có thể không. Con người ta có một tính là ở trong môi trường nào thì sẽ dễ học làm theo môi trường ấy. Nếu như anh bắt 1 con cá "đang học bơi" mang lên cạn kêu nó "ê cá đi nạng cho ta coi nào", em đố con cá đó dù giỏi bơi đến mấy cũng bị ngộp thở khi phải đi nạng như vậy. Rõ ràng môi trường giáo dục và môi trường việc làm là 2 môi trường hoàn toàn khác nhau. Một lý thuyết và 1 thực tế thì rõ ràng là cái kỹ năng mà ông đề cập nó chỉ có thể có khi người đó làm việc. Nó không thể có nếu như sinh viên không có thời gian làm việc (thực tập) đủ lâu từ 6 tháng - 1 năm. Và hiển nhiên điều này sẽ làm các em chậm ra trường mất ! Nói cho cùng, tốt hơn hết là trao cho các em 1 cơ hội: 1 tuần, 1 tháng thôi ... rồi có trách móc gì thì cũng chưa muộn mà.  
Những sự trách móc về kỹ năng là đi ngược lại giáo dục, đi ngược lại những gì đã được định hướng, 
đi ngược lại các quy chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ và các đánh giá phát triển của chính doanh nghiệp và nó đi ngược lại câu hỏi: liệu các bạn đang cần tuyển fresher giá bèo ?

- Cảm ơn ông. Ngoại ngữ chính là rào cản lớn nhất trong giao tiếp (2) và còn 1 số nữa ?
Ông quả thực là người em cảm mến nhất. Ngoại ngữ là rào cản của cả nhà tuyển dụng và ứng viên dự tuyển. Ngoài ngoại ngữ việc tham gia các tổ chức xã hội, năng động luôn giúp các sinh viên có nhiều cơ hội hơn.

- Cảm ơn ông. Tự lực vượt cạn as bà bầu là cách tốt nhất để các bạn sinh viên thành công ! (3)
Một kỷ nguyên mới đang mở ra và đó là 1 kỷ nguyên của thành công và vĩnh cửu. Bean Nó xin chúc các bạn sinh viên luôn luôn thành công, và luôn tự lực vượt cạn cùng Bean Nó. 

Các nhà tuyển dụng cũng nên lưu ý: " Nhà đầu tư khắt khe đôi khi bỏ sót những thị trường nách vào tay đối thủ cạnh tranh. Bạn nên tận dụng tất cả những gì 1 ứng viên có để từ đó họ sẽ gắn bó với doanh nghiệp dài lâu. Nếu nó không dài lâu thì bạn cũng không bỏ sót một người bạn hữu đường xa vì đời ai biết hết chữ ngờ "

Chúc mọi người thành công ! 

Nó Nó,