Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Lục Vân Tiên thời hiện đại.. đã được "Lầu Nguyệt Nga"

Anh Tiến.. hung thần của bọn trộm cướp đã chính thức được "lầu nguyệt nga". Chuyện cổ tích không tên những vần thì cứ tất tần tật bay sang.. Tấm lòng của toàn thể nhân viên Eximbank thật quý báu, đáng trân trọng và nghĩa cử biết bao.

Sau đây tôi xin trích lược vài thông tin về cuộc đời hào hùng nhưng đầy chông gai của anh Nguyễn Văn Minh Tiến:


'Hiệp sĩ' bắt cướp sẽ... bỏ nghề?
Người đã rửa di ảnh của mình, chuẩn bị cho cuộc đời “bắt cướp đến chết mới thôi” nay lại chua chát tự nhận xét mình là “một người may mắn khi bắt cướp nhưng lại rất thất bại trong việc làm kinh tế lo cho gia đình”.
Gặp Nguyễn Văn Minh Tiến, người được mệnh danh là Lục Vân Tiên giữa đời thường để tìm hiểu thêm về nhóm bắt cướp mới “thành lập” của anh, nhưng trò chuyện một lúc anh lại nói muốn… bỏ nghề! Điều gì khiến chàng hiệp sĩ thế kỷ 21 lại nản chí anh hùng đến vậy?
Gia tài: 300 tên cướp, 200 bằng khen
Bắt được hơn 300 tên cướp. Nhận được hơn 200 bằng khen từ Trung ương đến địa phương. Đó là gia tài lớn của Nguyễn Văn Minh Tiến sau 12 năm bắt cướp mà không phải ai cũng có được. Anh treo bằng khen, giấy khen và hình ảnh của những lần gặp các vị lãnh đạo khắp nhà như tự động viên mình sau những lần đổ máu, bị thương và bị đe dọa cả mạng sống của mình khi rượt đuổi bọn cướp.
Minh Tiến đang lau chùi xe, chuẩn bị cho một ngày săn bắt cướp.

Mới đây, trong một lần truy đuổi cướp, do bị tai nạn giao thông anh bị gãy xương quai hàm phải nằm viện cả tháng trời. Anh nhớ lại: “Lúc đó mắt tôi có nhìn thấy được gì đâu. Chỉ biết có nhiều người đến thăm mình. Họ là người lao động nghèo, buôn bán, móc bọc, …họ khóc bên tai tôi nghe nhiều lắm. Người thì cho vài ngàn đồng kiếm được, người thì cho gói xôi…Rồi các cô, chú lãnh đạo TP cũng xuống thăm. Ai cũng thương, cũng quý. Nên dù có chết tôi cũng muốn đi bắt hết bọn cướp”.

Người thương anh cũng lắm mà kẻ ghét anh cũng nhiều. Những kẻ ghét anh thì bảo là đồ khùng, điên, ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Cũng có khá nhiều người nghi ngờ động cơ của anh “chắc có tiêu cực gì đó nên mới siêng đi bắt cướp dữ vậy…”. Anh bảo: “Người ta chửi tôi trên mạng thiếu gì. Nhưng tôi sống ngay thẳng, cây ngay không sợ chết đứng. Còn nếu tôi có làm gì phạm pháp thì trước sau gì pháp luật cũng trừng trị”.

Thấy anh cứ lo chuyện thiên hạ mà hơn mười năm vẫn ở nhà căn nhà thuê cũ nát, một tên anh chị gần đó bảo: “Ê Tiến, tao chỉ cho mày cách chống dột mà khỏi tốn tiền. Mày đem mấy cái bằng khen lên lợp trên nóc là hết dột à…”. Bỏ ngoài tay những lời mỉa mai, anh tâm niệm: “người ta có tiền thì người ta làm từ thiện bằng tiền. Mình không có tiền thì bỏ công ra làm từ thiện giúp đời” .

Nghiệp bắt cướp
Vào tháng 2/2009, Nguyễn Văn Minh Tiến đã thành lập một nhóm bắt cướp.
Đến nay nhóm đã có 18 thành viên. Các thành viên là người chạy xe ôm, nhân viên phục vụ, thợ sửa khóa, …được tuyển chọn theo tiêu chuẩn có nghề nghiệp, không có tiền án tiền sự, có lòng quả cảm, say mê bắt cướp…
Mạnh mẽ và khí khái như vậy nhưng cũng có lúc anh cũng đau xé lòng, tưởng như không đi bắt cướp nữa. Đó là khi nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt mất. Anh cứ nhớ mãi lần anh đi hội nghị gặp “bác Kiệt”. “Bác Kiệt bảo tôi: Xã hội cần những người như cháu. Cháu hãy cố gắng, đừng để mất lòng tin yêu của mọi người dành cho mình….”Rồi người còn nói tóm tắt về tôi trong 3 câu nói mà đến giờ tôi chưa hề nói với ai. 3 câu nói ấy về việc tôi được gì mất gì khi đi làm công việc bắt cướp, tôi như thế nào và cuộc sống của tôi sau này sẽ ra sao… Bây giờ nghĩ lại tôi thấy thật ứng nghiệm với cuộc đời của mình. Người cứ như là thánh sống. Tôi coi người như là cha nuôi của tôi”.

Vậy mà “bác Kiệt” đã ra đi. Minh Tiến rất đau đớn. Một hôm, khi đang ngồi nhậu, bỗng Minh Tiến nghe được tiếng kêu cứu thất thanh: “Cướp, cướp…!”. Bản năng muốn bảo vệ người khác để có được cuộc sống an lành lại trỗi dậy, anh lao ngay ra khỏi quán.

Người anh tỉnh hẳn dù đã nhậu một chầu quắc cần câu. Cứ nhào chân qua muốn đạp xe là bị thằng cướp ngồi phía sau cầm dao đâm vào chân. Anh đuổi theo 2 tên cướp qua mấy con đường. Đau và mệt mỏi vì cuộc rượt đuổi liên tục, anh đâm quạo, quăng xe, nhào qua ôm cả hai. Một thằng thấy vậy bỏ chạy, một thằng bị anh đè, té ngã phải thúc thủ, bị dân hai bên đường túm lại…

Anh biết bắt cướp đã là cái nghiệp của mình rồi.
Đơn của Nguyễn Văn Minh Tiến xin chịu hậu quả tai nạn giao thông để được nhận xe ra sau lần bị tai nạn.
Phải chi có chương trình “Miếng đất mơ ước”…

Thế nhưng chẳng ai có thể sống bằng ánh hào quang mãi được. Không lo làm sao được khi bà chủ nhà bảo vợ chồng anh dọn đi nơi khác, trả nhà lại trong tháng này. "Cơm áo không đùa với khách thơ", càng không đùa với một người cả ngày chỉ ăn cơm nhà, lo chuyện thiên hạ như anh. Người đã rửa di ảnh của mình, chuẩn bị cho cuộc đời “bắt cướp đến chết mới thôi” nay lại chua chát tự nhận xét mình là “một người may mắn khi bắt cướp nhưng lại rất thất bại trong việc làm kinh tế lo cho gia đình”.

Hơn mười năm nay anh đổ xăng, sửa xe đi bắt cướp bằng tiền “cò” bán xe phân khối, sửa điện tử của mình. Nhưng đi bắt cướp suốt thì làm gì còn mối sửa điện tử. Khoản tiền gạo, tiền chợ, tiền học của con đành trông vào cái sạp báo của vợ. Gần đây, mặt bằng sạp báo bị lấy lại, chị phải bán báo ở lề đường. Tiền lời không được bao nhiêu, nhiều khi còn bị đóng phạt vì chiếm dụng lòng lề đường.

Ai cũng biết anh là người cần thiết cho xã hội nhưng đồng cảm và chia sẻ với công việc của anh thì hiếm.

Lần bị tai nạn thập tử nhất sinh khi đi bắt cướp năm ngoái đã làm anh không thể ăn được gì dai hay cứng. Thỉnh thoảng vết thương còn hành làm anh buốt cả hàm. Luôn canh cánh chuyện nhà cửa, sức khỏe của bản thân đã làm cho anh không còn ý chí thẳng bước trên con đường hành nghiệp trượng nghĩa của mình như trước. Anh cười gượng, mệt mỏi nói: “Phải ưu tiên lo chuyện nhà cửa trước thôi. Tôi đang xin TP cấp hoặc cho thuê một căn nhà giá rẻ. Nếu không được chắc tôi phải dành thời gian này lo cho vợ con có một căn nhà đàng hoàng, yên ấm…”.
Minh Tiến cùng di ảnh của mình.

Mới đây, HTV đã đề nghị đưa anh vào danh sách tham gia chương trình Ngôi nhà mơ ước. Nhưng điều trớ trêu là anh không có miếng đất cắm dùi thì lấy gì mà xây nhà. Anh tếu táo với sự tréo ngoe này: “Phải chi có chương trình Miếng đất mơ ước để tôi tham gia trước, rồi tham gia Ngôi nhà mơ ước sau thì hay biết mấy…”
Chẳng biết đi đâu, về đâu trong thời gian sắp đến nhưng vừa lãnh được tiền thưởng trong chương trình Câu chuyện mơ ước anh lại chia sẻ cho một thành viên trong nhóm bắt cướp vừa mới hùn vào một chiếc xe cho cả đội, nay lại kẹt tiền. Anh cười bảo: “Cả nhóm 18 người, chí ít cũng cần 9 chiếc xe mà giờ mới có 3 chiếc. Biết sao giờ …trong khi anh em kẹt tiền mà mình có thì phải san sẻ chứ. Còn chuyện gì tới nữa thì sẽ tính sau vậy…”.

Chia tay khách, anh lại lên xe, đi làm từ thiện theo kiểu của anh, để bảo vệ sự an bình cho xã hội, cho hạnh phúc của nhiều người. Dù biết rằng chặng đường phía trước là một hành trình dài và lắm chông gai…
Trung tá Nguyễn Văn Tiềm, Trưởng Công an phường Tân Quý, quận Tân Phú, cho biết: “Cũng có biết là anh Nguyễn Văn Minh Tiến đang có khó khăn về nhà cửa, cần hỗ trợ nhưng việc này ngoài thẩm quyền của phường giải quyết.
Về phần phường, quận đều có thăm hỏi, động viên gia đình anh những dịp lễ, tết. Còn các hỗ trợ chính sách khác thì không nghe anh Tiến yêu cầu gì, anh cũng không nằm trong tổ chức nào nên không được sự hỗ trợ. Riêng bảo hiểm y tế, theo tôi thì hiện nay người ta đã bán rộng rãi cho mọi đối tượng, ai cũng có thể mua cho mình…”.

Theo Người lao động
 
Anh Tiến thật dũng cảm, ước gì tôi được làm học trò của anh !
 
Mr. Bean

5.500 CBCNV Eximbank ủng hộ “Hiệp sĩ” Minh Tiến 1,17 tỉ đồng

(Dân trí) - Thật bất ngờ, ngay tại buổi gặp gỡ diễn ra chiều 14/9 tại TPHCM, lãnh đạo ngân hàng Eximbank chính thức công bố số tiền Eximbank hỗ trợ “hiệp sĩ đường phố” Nguyễn Văn Minh Tiến có điều kiện mua nhà với con số kỷ lục – 1,17 tỷ đồng.
>> “Hiệp sĩ đường phố” vỡ mộng giấc mơ... nhà
>> Ngôi nhà hạnh phúc có thật cho “Lục Vân Tiên thời nay”

(ảnh: Đông Anh)
(ảnh: Đông Anh)
Tới dự buổi gặp gỡ này có đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng, đại diện lãnh đạo Quỹ Phát triển nhà ở TPHCM và phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí.
Trong tổng số tiền 1,17 tỷ đồng đó có sự đóng góp của 5.500 cán bộ công nhân viên (CBCNV) thuộc 42 sở giao dịch Eximbank trên cả nước (ủng hộ mỗi người 1 ngày lương) với giá trị 1 tỷ đồng; Eximbank ủng hộ 120 triệu đồng và cá nhân ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT Eximbank ủng hộ 50 triệu đồng.
Ông Trương Văn Phước – Tổng GĐ Eximbank – phát biểu: “Dù là ngân hàng, nhưng chúng tôi luôn dõi theo những việc làm nghĩa hiệp, phi thường của những con người như “hiệp sĩ” Minh Tiến. Vì vậy, mỗi người chúng tôi nguyện chung tay giúp “hiệp sĩ” có được mái nhà để an cư, lạc nghiệp, góp phần mang lại bình yên cho xã hội. Đây cũng là dịp đền đáp trả lại cho anh Tiến trước những gì mà anh đã xả thân, vì cuộc sống bình yên của chúng tôi”.
Bà Nguyễn Thị Phụng – Chủ tịch Công đoàn Eximbank – xúc động nói: “Tôi rất xúc động với khi được nắm bàn tay thô ráp của “hiệp sĩ” Minh Tiến. Số tiền tập thể CBCNV Eximbank hỗ trợ anh Tiến là thể hiện tấm lòng, sự tri ân của chúng tôi đối với anh, sau những gì anh đã giúp đời. Đây cũng là lời nhắc nhở với “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến rằng, trong cuộc chiến chống lại cái ác, anh không bao giờ chiến đấu đơn độc. Mà đằng sau anh là có hàng triệu người, từng giờ, từng ngày dõi theo hành động nghĩa hiệp của anh. Mong anh càng xứng đáng hơn với lòng tin của mọi người”.
Tại cuộc gặp gỡ “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến đã có lời cảm ơn lãnh đạo chính quyền – cơ quan chức năng TPHCM, tập thể lãnh đạo – CBCNV Eximbank và báo Lao Động đã giúp “hiệp sĩ” có được căn nhà mà “hiệp sĩ” mơ ước lâu nay, để gia đình chấm dứt cảnh ở thuê 20 suốt năm qua. “Hiệp sĩ” Minh Tiến hứa sẽ dùng nguồn tiền trên cho việc mua nhà, đồng thời trích một phần mua thêm 3 chiếc xe cho đội săn bắt cướp do Minh Tiến đứng đầu. Phần còn lại gửi ngân hàng để bổ sung thêm thu nhập cho gia đình, cũng là có chi phí cho cả đội trong công tác tuần tra bắt cướp, bảo vệ an ninh – trật tự đường phố.
Đông Anh
 
Anh Tiến đã được trời thương ! Người tốt sẽ được phò trợ !
Mr. Bean

Hiệp sĩ Minh Tiến tóm gọn băng trộm dùng dao
Đỗ Tiến Đạt, người cầm dao chống trả "hiệp sĩ"

Hiệp sĩ Minh Tiến tóm gọn băng trộm dùng dao

Chủ nhật, 23/09/2012, 07:15 AM (GMT+7)
Chạy bộ rượt đuổi hơn 2 km, né tránh hàng chục nhát dao sắc lẹm của tên trộm, cuối cùng “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến đã khống chế thành công đối tượng hung hãn.
An ninh hình sự cập nhật liên tục tất cả các ngày trong tuần


Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 22/9, anh Minh Tiến cùng với “hiệp sĩ” Hồ Thanh Trường phát hiện hai đối tượng khả nghi lưu thông bằng xe máy trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đa Kao, quận 1 - TPHCM nên tổ chức theo dõi.
Đến địa chỉ 125 Hoàng Văn Thụ (phường 8, quận Phú Nhuận), tên ngồi sau bước xuống dùng đoản bẻ khóa chiếc xe máy hiệu Wave màu đen biển số 54T4-7297 dựng trước cửa nhà rồi cùng đồng bọn tẩu thoát về hướng sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong khi anh Hồ Thanh Trường đuổi theo tên cầm lái và khống chế ngay sau đó ở đường Nguyễn Kiệm thì Minh Tiến lãnh trách nhiệm truy bắt kẻ trực tiếp trộm xe.
Hiệp sĩ Minh Tiến tóm gọn băng trộm dùng dao, An ninh Xã hội, hiep si, cao van quyen, bat cuop, trom cuop, an trom, tin cong an, tin an ninh, vn
Cao Văn Quyền tại Công an phường 8, quận Phú Nhuận
Sau khi bị "hiệp sĩ" đạp ngã xe, tên trộm rút con dao thủ sẵn trong người lao vào đâm liên tiếp vào người anh Minh Tiến. Không nao núng, anh Minh Tiến vừa đỡ đòn vừa rượt bộ theo tên trộm qua các con hẻm.
Đến khu vực trước tòa soạn báo Tuổi Trẻ, có rất đông người dân hai bên đường theo dõi vụ bắt trộm, một số người lao vào để hỗ trợ nhưng anh Tiến cản lại vì rất nguy hiểm.
Trước sự manh động của tên trộm, anh Tiến dùng côn nhị khúc đánh vào đầu tên này, đồng thời la lớn “mày không bỏ dao xuống là tao hạ sát luôn đó”. Thất thế, tên trộm quăng dao và chịu để “hiệp sĩ” khống chế đưa về đồn công an.
Tại Công an phường 8, quận Phú Nhuận, hai tên trộm khai là Cao Văn Quyền (SN 1985, trú Nghệ An) và Đỗ Tiến Đạt (1978, trú Hà Nội).
Kẻ trực tiếp đối đầu với "hiệp sĩ" Minh Tiến là Đỗ Tiến Đạt, người từng có 2 tiền án về tội cố ý gây thương tích và trộm cắp xe máy. Quyền cũng từng bị bắt năm 2011 vì tội trộm cắp, mới ra tù không lâu.
Hiệp sĩ Minh Tiến tóm gọn băng trộm dùng dao, An ninh Xã hội, hiep si, cao van quyen, bat cuop, trom cuop, an trom, tin cong an, tin an ninh, vn
Đoản bẻ khóa và hung khí Đạt dùng chống trả "hiệp sĩ"
Hiện công an đang tạm giữ 2 đối tượng trên cùng phương tiện gây án gồm dao bấm, đoản bẻ khóa xe và chiếc xe gắn máy hiệu Yamaha Sirius 47P7-7346 để điều tra. Tang vật vụ trộm cũng được trả lại cho người bị mất.
Theo Q.Lâm (Người Lao Động)
 
Nhờ có anh Tiến những điều "nhói lòng" sẽ không bao giờ diễn ra !
 
Chúc anh sức khoẻ và "mình đồng da sắt" trước "phong ba bão táo" phò trợ đắt lực người dân lương thiện túc chí làm giàu, kiện toàn đất nước công nông toại nguyện.
Mr. Bean
 
Bean Bean Bean



 
 

Tuyển dụng khó tuyển - thất nghiệp đầy đường - buồn 100 tuổi

Buồn quá đi buồn quá. Thôi ngồi lại đây tập hợp lại các tin tức về tình trạng tuyển dụng và thất nghiệp ở Việt Nam cho các đồng  bào có thêm nhiều quyết tâm hơn.

Bạn đang túng và không lối thoát, hãy dành một ít thời gian để xem cách chữa chúng như thế nào.

Cùng học với Bean Nó nào các bạn !

Bài học kiếm tiền từ trường đời:


"Đánh liều mua nhà dù lương chỉ 4 triệu đồng"

Khi đó tôi đang có thai và đi tìm mua nhà một mình vào mùa mưa tầm tã nên có lẽ thế người ta thương tình bán cho tôi, thay vì cho các tay buôn bán nhà đất chuyên nghiệp...
Từ nhà lầu xe hơi giờ tôi xe máy cọc cạch



Tôi lập gia đình năm 24 tuổi, còn chồng tôi 28 tuổi. Chồng tôi làm lái xe còn tôi chỉ là tiếp tân tại một công ty sản xuất nhỏ. Vợ chồng tôi ở chung với gia đình tôi và buổi tối tôi phải học đại học tại chức.

Sau đám cưới cuối năm 2003, vợ chồng dư được 15 triệu tiền mừng (do tôi bán toàn bộ nữ trang cưới được cho).

Giữa năm 2004, nhà mẹ tôi bị giải tỏa và tôi liều lĩnh đi tìm nhà. Tôi vốn rất mê về nhà đất từ khi còn đi học và căn nhà tôi chọn được khi đó có diện tích 3mx5m, giá là 72 triệu đồng. Đây là nhà không giấy tờ và nằm sâu trong hẻm ở quận 4, TP HCM.

Nói là nhà nhưng thực chất đã mục nát, khi trời mưa thì nước ngập đến gần đầu gối, không có chỗ ngủ.

Mẹ tôi cho mượn 30 triệu từ tiền đền bù và 10 triệu từ ngân hàng do chị tôi đứng tên vay theo diện cán bộ nhân viên. Tiền thanh toán nhà tôi xin chủ cho trả làm nhiều đợt để có thời gian xoay xở.

Khi đó tôi phải thuê người làm sổ hồng cho căn nhà mất 10 triệu và phải làm trong 3 tháng mới xong. Trong thời gian này tôi mất khá nhiều thời gian để làm thân với người làm sổ hồng, thường xuyên đến nhà trò chuyện và lân la hỏi xem họ làm như thế nào. Đồng thời, tôi cũng tranh thủ rao bán nhà.

Khi sổ hồng vừa có thì cũng là lúc tôi bán căn nhà đó với giá 145 triệu đồng. Tôi trả lại tiền để mẹ xây nhà. Số tiền còn lại tôi mua mảnh đất thứ 2 có diện tích 4mx7m, nằm sâu trong một con hẻm nổi tiếng tệ nạn xã hội ở quận 4 và cũng không có giấy tờ.

Khó khăn lắm tôi mới mua được mảnh đất này. Khi đó tôi đang có thai và đi tìm mua nhà một mình vào mùa mưa tầm tã nên có lẽ thế người ta thương tình bán cho tôi, thay vì cho các tay buôn bán nhà chuyên nghiệp.

Khi này tôi đã học lỏm được trình tự làm giấy tờ. Bằng cách có thể nhất tôi đã khéo léo trực tiếp nhờ họ làm giấy tờ nhà chỉ với giá 3 triệu đồng.

Gần đến ngày sinh con nhưng tôi vẫn sáng đi làm tối đi học. Ngày nghỉ học tranh thủ đi đến nhà các cán bộ nhân viên trong công ty có cổ phiếu ưu đãi để mua lại cho một chị bạn và hưởng phần trăm.

Dù trưa trời nắng hay mưa gì cũng phải chở họ đến Ủy ban Nhân dân các quận để làm giấy tờ mua bán. Năm 2004 việc mua bán cổ phiếu chưa bùng nổ và không cho giao dịch cổ phiếu ưu đãi. Tôi phải tự tìm hiểu để hợp thức hóa việc mua bán cổ phiếu và làm đến ngày sinh con mà không cần nghỉ ngơi để kiếm tiền trả nợ.

Giờ nhớ lại tôi cũng không biết làm sao mà sống qua giai đoạn khí ấy. Tôi nghèo đến mức phải bỏ thai để yên tâm nuôi đứa con đầu lòng, vì khi đó hai vợ chồng đều phải đi học mà gia đình hai bên đều khó khăn, không còn khả năng giúp.

Cơ quan tôi đa số tốt nghiệp đại học nên trong đầu tôi bao giờ việc học và kiếm tiền luôn song song nhau.

Đến cuối năm 2006, tôi được một anh làm trong Đoàn Thanh niên của công ty giúp đỡ đi học lớp chứng khoán dành cho lãnh đạo.

Các bạn có tin là khi đó thầy đọc địa chỉ mail để trao đổi mà tôi không biết viết ký hiệu @ là như thế nào nữa.

Anh ấy còn giới thiệu thêm cho tôi nhiều người mua cổ phiếu. Nhờ uy tín anh, người ta ứng tiền cho tôi mua cổ phiếu. Lúc này tôi dám vay nóng 1% /ngày để gom cổ phiếu và tôi đã có tiền mua thêm nhà và xây nhà ở quận 4. Khi đó tôi 28 tuổi.

Đến cuối năm 2007, tôi chuyển sang công ty chứng khoán làm. Nhưng cuối năm 2008 thì tôi mất tất cả: chồng tôi mua đất thì bị gạt mất trắng, mở cơ sở sản xuất cũng thất bại còn tôi thì thua chứng khoán liên tục.

Đầu năm 2009, tôi nghỉ việc đúng vào ngày sinh nhật của mình với nhiều uất ức, thất bại cay đắng, trắng tay. Chồng tôi chạy xe cho tư nhân lúc có lúc không. Khi đó tôi đã từng nghĩ đến cái chết và chạy như điên ở xa lộ để mong được chết.

Nhưng tôi không chết được. Tôi quyết định liều lần cuối là bán căn nhà duy nhất với giá 500 triệu để trả nợ và bỏ thành phố về vùng lân cận sống với số tiền còn lại.

May mắn đã đến với tôi, tôi tìm được căn nhà rộng hơn, gần đường hơn chỉ với giá hơn 600 triệu. Tôi đã nhờ chị tôi làm mọi cách để vay thêm ngân hàng hơn 100 triệu. Chỉ hơn 1 tháng sau tôi bán lại được 800 triệu đồng.

Cuối năm 2009, tôi tìm được việc làm với mức lương 4 triệu/tháng. Mỗi khi đi làm về khuya, tôi tiếp tục tìm những căn nhà nhỏ, nhà cầm cố thua cờ bạc.

Mua những căn nhà như vậy thì mới lời nhiều nhưng rủi ro cũng không ít. Có lần tôi bị giang hồ ở quận 4 nhốt trong nhà đòi chém vì dám tranh mua nhà với họ mà cả gia đình không ai hay vì tôi luôn mua bán nhà một mình.

Với tiền lương 4 triệu/tháng, tôi không thể trả lãi ngân hàng mỗi tháng nhưng tôi vẫn dám mua nhà. Tôi đã huy động bạn bè, chị em trong gia đình những người có thu nhập ổn định tầm 10 triệu/tháng hỗ trợ tôi trả tiền lãi ngân hàng hoặc hùn với tôi mua nhà.

Khi tôi bán nhà thì thanh toán lại cho họ. Cứ như vậy tôi mua hết căn này đến căn khác còn những người hỗ trợ tôi trả lãi ngân hàng thì tích lũy được số tiền lớn.

Sau 2 năm, giờ đây tôi cũng đã có nhà ở một quận "đắt đỏ" của thành phố. Thu nhập của tôi cũng chỉ tầm 20 triệu/tháng hiện nay (trong 2 năm này chỉ mình tôi nuôi con và cực lực làm việc để trả nợ).

Nên có bạn nói lương 30-40 triệu/tháng mà không mua nổi nhà thì thật là chuyện lạ. Nếu bạn thuộc tín đồ xài hàng hiệu, nghiện shopping thì tôi không có gì để nói.

Tôi không phủ nhận việc có người giúp đỡ, nhưng bản thân bạn phải có sự nhạy bén, siêng năng, biết nắm bắt cơ hội. Con kiến tha lâu sẽ đầy tổ thôi. Nếu lương các bạn 30-40 triệu/tháng mà muốn tức khắc có biệt thự, xe BMW thì chỉ có ... cướp của người khác thôi.

Tôi tin câu chuyện của bạn Trúc Mai (Từ công nhân tôi đã có '1 chồng, 2 con, 3 tầng, 4 bánh') là sự thật và có thể bạn Mai không tiện kể về quá trình làm ra tiền của mình. Còn tôi kể chi tiết về cuộc đời của mình ở đây để các bạn hiểu rõ hơn.

Tôi phải nhờ đến những người xung quanh vì lương tôi quá thấp không được vay và cũng không đủ trả lãi ngân hàng. Nếu lương các bạn trên 10 triệu/tháng thì tại sao các bạn không thử?

Hãy tìm cho mình chỗ đủ để che mưa che nắng trước, rồi thì lần lượt đến nhà lầu, xe hơi…. nhé. Hãy tự tin trên con đường lập nghiệp các bạn à, đừng vẽ bức tranh quá cao sang mà ta dễ nản lòng, hãy bước thật chậm mà chắc hỡi các bạn thế hệ 8X, 9X.

Tôi cũng đang đi trên con đường chông gai, không biết sau này tôi có phải lâm vào cảnh trắng tay nữa không, tuy nhiên tôi vẫn tự nhủ phải cố gắng và cố gắng.

L.T



Mr. Bean Nó

Theo Bean Nó, khi bạn tự tin và làm chủ mọi thứ, bạn sẽ thành công và chắc chắn có 1 chỗ đứng vững chắc trong cộng đồng. Sẽ không có cái ghế nào chắc chắn nếu chúng ta không có điểm tựa mà theo Acsimet thì nó phải nằm bên ngoài cái ghế. Nó phải được định vị không phải bằng GPS mà bằng chính nỗ lực vượt khó của chính bạn.

Vì thế hãy cố lên
Khó tuyển người trả lương 5-8 triệu đồng

Thật lạ lùng khi thông tin tuyển dụng đăng rõ ràng trên website công ty, nhưng lễ tân một ngày phải trả lời không biết bao nhiêu cuộc gọi đến hỏi kiểu: “Chị tuyển người à? Bao giờ hết hạn? Yêu cầu như thế nào...?”.
>Bế tắc vì rải hồ sơ xin việc mãi không ai gọi


Mặc dù tình trạng thất nghiệp đang lên cao nhưng rất nhiều các doanh nghiệp, ví dụ công ty của chính tôi và nhiều anh em bạn bè, lại vô cùng chật vật trong việc tuyển dụng.

Chúng tôi là những doanh nghiệp nhỏ đang phát triển, thu nhập cho các vị trí văn phòng, kế toán, kinh doanh cấp thấp... trung bình từ 5 - 8 triệu đồng một tháng, giờ làm việc hành chính, chiều thứ 7 nghỉ, có thưởng đàng hoàng và chưa bao giờ nợ luơng người lao động.

Nhưng thật nghịch lý là chúng tôi thất vọng ngay từ việc nhận hồ sơ. Thông tin tuyển dụng bao giờ cũng đăng rõ ràng trên website công ty, nhưng lễ tân một ngày phải trả lời không biết bao nhiêu cuộc gọi đến với nội dung: “Chị tuyển người à? Bao giờ hết hạn? Yêu cầu như thế nào...?”.

Doanh nghiệp có nhu cầu lớn nhưng vẫn không thể tuyển được người. Ảnh minh họa: B.H

Hồ sơ xin việc- nơi thể hiện rõ nhất thái độ của người xin việc, thì lại rất nhiều các lỗi đánh máy và chính tả.

Trong 100 thư xin việc/CV có đến 90 cái nội dung gần như nhau. Hồ sơ gửi qua thư điện tử (e-mail) thì gửi bản sao cùng lúc (cc) cho hàng chục nhà tuyển dụng, hoặc chuyển tiếp (forward) đi lại cũng đến hàng chục lần không thèm cắt gọt.

Đợt phỏng vấn nào chúng tôi cũng dài cổ đợi ứng viên. Đến muộn một chút: chuyện nhỏ. Lễ tân hỏi thăm thì họ mặt căng thẳng rất khó chịu. Có lẽ họ nghĩ là vị trí lễ tân nhỏ mọn không có quyền hỏi?!

Đặc biệt các bạn rất thụ động. Làm nhân viên văn phòng nhưng màn hình vi tính lỏng dây, không khởi động được là ngồi chơi luôn cả buổi. Lý do rất “thuyết phục”: “Em là nữ làm sao biết gì máy móc mà kiểm tra!”.

Thực tập (có lương) thì thể hiện thái độ vênh váo như kiểu “tôi làm cho công ty như vậy là quá tốt rồi!”.

Còn rất nhiều khuyết điểm mà các ứng viên thể hiện trong quá trình xin việc khiến chúng tôi không thể tuyển dụng họ. Tôi không đánh đồng tất cả nhưng quả thực cộng đồng doanh nghiệp nhỏ chúng tôi đang khủng hoảng thiếu trong tuyển dụng lao động.

Lkimxuan

Tôi, cô gái 26 tuổi, thất nghiệp nhưng vẫn vô tư

Lúc chưa nghỉ việc tôi cảm thấy rất sợ mỗi khi nghĩ đến cảnh thất nghiệp, nhưng khi nghỉ rồi tôi thấy mình hoàn toàn không lo lắng nhiều như thế.
>Tôi 22 tuổi thất nghiệp và chưa biết đi về đâu

Mấy hôm nay theo dõi bài viết của các bạn chia sẻ về chuyện thất nghiệp, mỗi người một quan điểm, một cách suy nghĩ khác nhau, có ý kiến của người trong cuộc lần người ngoài cuộc. Xét cho cùng thì chúng ta cứ sống theo quan điểm của mình.

Tôi - một đứa con gái 26 tuổi và đang thất nghiệp. Có lẽ vì đây không phải lần đầu tôi thất nghiệp nên tôi thấy mình rất bình thường. Lúc chưa nghỉ việc tôi cảm thấy rất sợ mỗi khi nghĩ đến cảnh thất nghiệp, nhưng khi nghỉ rồi tôi thấy mình hoàn toàn không lo lắng nhiều như thế.

Có thể mọi người sẽ nghĩ vì tôi có tài chính ổn định nên không cần lo lắng? Thực tế, trong tài khoản của tôi còn rất ít tiền, có lẽ đủ để tôi tồn tại được hơn 1 tháng nữa. Tôi không có tiền tiết kiệm vì tôi đã đổ hết vào các chuyến đi du lịch.

Có thể tôi là 1 đứa vô lo. Tôi thất nghiệp mới được 3 tuần thôi. Hai tuần đầu chỉ lo ngủ và tụ tập với bạn bè. Tuần này tôi bắt đầu tìm kiếm các thông tin việc làm và vẫn tụ tập bạn bè. Những lúc rảnh rỗi tôi tự học tiếng Anh và tìm hiểu một số phần mềm thiết kế.

Tôi nghĩ dù thất nghiệp thì mọi người cũng đừng bi quan và sống khép kín, chính điều đó sẽ làm mất sự tin, mất đi các mối quan hệ xã hội. Những lúc rảnh rỗi như thế này rất tốt để tăng thêm độ thân thiết trong các mối quan hệ, đồng thời thông qua bạn bè bạn sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn.

Để thực hiện kế hoạch dài hạn là tìm kiếm 1 công việc tốt ổn định, trước hết chúng ta cần có kế hoạch ngắn hạn. Phải tồn tại để kiếm công việc ổn định. Hiện tại tôi vẫn đang nỗ lực tìm kiếm một công việc part time, vừa có thêm thu nhập ít nhất là không khiến mình bị chết đói, vừa có thể dành thời gian để học thêm một cái gì đó mà mình thích.

Đó là tất cả những gì tôi nghĩ và làm được trong lúc này, chưa biết ngày mai ra sao nhưng hiện tại tôi thấy tinh thần mình rất thoải mái.
Tôi có phải là một đứa quá vô tư? Tôi 26 tuổi và tôi vô sản!
P.Loan


Bình tĩnh trước những ngã rẽ cuộc đời

Từ nhỏ tôi vẫn nghĩ, học giỏi sau này sẽ hết khổ, nhưng cuộc đời này không có cái gì là tuyệt đối cả.
>Ra trường trụ lại thành phố thật vô cùng khó khăn/ Tôi 22 tuổi thất nghiệp và chưa biết đi về đâu

Trong đời mình, tôi thấy dần dần khái niệm "giỏi = sung sướng" được thay bằng nhiều khái niệm khác mà trong trong đó không có chữ "giỏi".
Cha mẹ tôi đều là thương binh. Lòng dũng cảm, sự hy sinh họ không thiếu. Tuổi thiếu thời của họ là những năm tháng trong chiến tranh trên dọc dải Trường Sơn, là những tháng ngày đói khổ, sốt rét, chất độc hóa học....
Hòa bình lập lại, đổi mới, cái xã hội cần lúc này không phải là xương, máu của những người con của Tổ quốc sẵn sàng ngã xuống cho đất mẹ thân yêu nữa, những thứ mà cha, mẹ tôi luôn có sẵn.

Với đồng lương ít ỏi của gia đình, với thương tật của cha, mẹ, với đứa em trai bị mắc chất độc da cam, tuổi thơ của tôi là những tháng ngày đi bán vé số, đi làm thuê, đi nhặt rác...
Có những ngày mưa, tôi và mẹ đội mưa để đi lục trong từng túi rác những thứ tuy mọi người vất đi nhưng ở một nơi nào đó người ta sẽ tái chế lại. Một số người thấy vậy ra xua đuổi mẹ con tôi vì họ sợ lục rác ra hôi thối cửa nhà họ.
Lúc đó tôi nghĩ, phải học giỏi vì cha mẹ. Mẹ luôn nói học giỏi sẽ sung sướng, cái khái niệm "giỏi = sung sướng" nó như nguyên tắc, quy luật trong đầu và tôi xem nó là mục đích sống. Cố gắng đạp xe đi học 24km mỗi ngày, tôi cũng vượt qua cấp ba.
Ngày đi thi đại học, tôi mặc một cái quần tây cũ mà mẹ xin đứa con trai của bạn mẹ. Nó quá rộng, tôi phải kéo móc quần vào nấc nịt đầu tiên bên phải cho nó vừa nhưng lại làm cho cái quần bị lệch đi. Ai cũng nhìn tôi với ánh mắt khác lạ.
Vượt qua nỗi mặc cảm, tôi vẫn đậu hai trường, một đại học và một cao đẳng. Tôi đăng ký học cao đẳng chỉ vì lý do thời gian học ngắn hơn.

Ba năm cao đẳng tôi đã trải qua những tháng ngày tự nuôi sống bản thân. Để giảm chi phí, việc đầu tiên phải tập là bỏ ăn sáng.
Những ngày đầu tiên khá vất vả, nhìn người khác ăn mà thèm đến chảy nước miếng, bụng thì cồn cào. Kế đến là tập ăn những thứ khác ít chi phí hơn để thay cho cơm như bột sắn dây, mì gói và tôi luôn tự nhủ "ăn qua bữa, sống qua ngày" và "ăn để sống chứ không phải sống để ăn" .
Rồi tất cả cũng qua.
Tôi bắt đầu kiếm việc làm thêm, việc đầu tiên là nấu ăn cho những đứa bạn học gia đình có điều kiện hơn. Tôi tự đi chợ, nấu cơm, nấu đồ ăn, rửa chén cho 4 đứa cùng phòng để có thể được ăn hai bữa miễn phí. Sau đó tôi đi dạy kèm và đi phụ quán nhậu với muôn vàn những khó khăn, cực khổ tưởng như sẽ làm tôi chùn bước.
Rồi những tháng ngày đó cũng qua. Tôi ra trường với tấm bằng khá. Lúc đó nhiều người sẽ nghĩ, với vốn kiến thức của mình, với nền tảng gia đình tôi sẽ có quãng thời gian sung sướng hơn đúng như ước nguyện. Nhưng không, cuộc đời này nó vẫn thế, tôi vẫn lận đận và càng ngày tôi càng cay đắng nhận ra rằng không chỉ cha, mẹ đã sai lầm trong suy nghĩ mà tôi cũng sai.

Nhưng rồi cái gì mà kéo dài nó cũng tạo thành thói quen. Tôi chấp nhận sự thật, sự bất công và sống chung với nó. Nhưng cuộc đời này không hẳn như thế, càng nhẫn nhịn càng bị chèn ép.
Nước mắt tôi rơi, đó không còn là những giọt nước mắt của ngày xưa khi cùng mẹ đi nhặt rác bị người ta xua chó ra đuổi. Nước mắt của tuổi thơ nó nhanh đến, nhanh đi, bây giờ là nước mắt của người đàn ông 30 tuổi, nó cay đắng, nó chảy ngược vào tim, nó gào thét trong sự bất lực.

Tôi là con người sẵn sàng hy sinh. Tình yêu đối với ai đó là thứ rất linh thiêng không gì đánh đổi được nhưng tôi cũng đã hy sinh vì nó không phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình.
Một người vợ xinh đẹp, có công ăn việc làm thì rất tốt đấy nhưng đó không phải là người sẽ chăm sóc cha, mẹ mình người đầy thương tật khi già yếu. Tôi đã lựa chọn một tình yêu cho hoàn cảnh của mình chứ không phải cho bản thân và trái tim mình.

Các bạn trẻ, cuộc sống hôm nay của các bạn hơn tôi rất nhiều. Hãy tận dụng nó, cuộc đời sẽ đưa các bạn đến những ngã rẽ, hãy bình tĩnh, sáng suốt lựa chọn con đường cho mình.
Trần Văn Hùng

Bơ vơ lạc lõng trong những ngày thất nghiệp

Nhiều lúc tôi muốn bỏ cuộc nhưng tôi nghĩ, nếu con đường mình đi lúc nào cũng theo ý mình thì mình sẽ không trưởng thành lên được. Tôi phải cố lên, phải đối mặt và vượt qua. Tôi không phải người kém cỏi, thế tại sao tôi thất nghiệp?
>Thất nghiệp là cơ hội để làm những điều mình thích

Hôm nay nữa là đúng 45 ngày tôi bị thất nghiệp. Cái cảm giác muốn đi làm mà không có chỗ để làm, không được đi làm khiến tôi nhiều lúc mệt mỏi, chán chường quá đỗi.
Tôi không phải là sinh viên mới ra trường bị thất nghiệp. Tôi đã từng đi làm hơn 1 năm ở 1 công ty lớn với mức lương mơ ước của bao người. Nhưng, chỗ làm của tôi khá xa thành phố. Mà tôi muốn học thêm hay học lên thì nhất thiết phải ở đó. Nếu cứ làm ở đây, giấc mơ học cao học của tôi chẳng lẽ phải gác lại sao?
Bao đêm trằn trọc không ngủ tôi đã rút ra quyết định và con đường đi cho chính mình đó là sẽ đi học dù cho khó khăn thế nào đi nữa. Tôi đăng ký thi cao học ngành quản trị kinh doanh. Những ngày chưa nghỉ việc ở công ty cũ là thách thức với tôi.
Tôi phải vượt gần 70km mỗi ngày để về thành phố học bổ sung kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi cao học sắp tới. Bao khó khăn thế nhưng nghĩ đến con đường thành công phía trước khiến tôi càng có thêm động lực.
Thế rồi tôi cũng xin được việc ở Sài Gòn, không những một mà là hai việc. Tôi đắn đo lựa chọn để rồi quyết định chọn công ty lớn và lương cao. Nhưng áp lực con người ở môi trường mới làm tôi bỏ cuộc, thế là tôi nghỉ việc, từ đó tới nay đã là ngày thứ 45 rồi.
Kỳ thi cao học đã qua hơn 1 tuần, tôi đã cố gắng hết sức nhưng dường như kết quả không như mong muốn. Tôi buồn và nhiều lúc cảm thấy dường như mình đã lựa chọn sai lầm, tôi mất tất cả, việc làm, bạn bè ở công ty cũ...Mọi thứ đã rời xa tầm tay tôi.
Mỗi ngày, tôi vẫn lên mạng tìm việc, tất cả các trang web điện tử tôi đều xem qua nhiều lần đến nổi thuộc lòng, hồ sơ gửi đi vẫn đều đều thế mà số lượng công ty gọi đi phỏng vấn chẳng bao nhiêu. Tôi vẫn là người thất nghiệp.
Mỗi ngày, không đi làm, không kiếm được đồng nào mà những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống vẫn chi ra bình thường nào là tiền ăn uống, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền xăng xe khiến số tiền tích góp từ thời đi làm của tôi càng lúc càng ít lại.
Tôi phải tính toán chi li các khoản chi để không phải ngửa tay xin tiền ba mẹ tôi (dù ba mẹ tôi có khả năng), cuộc sống cứ diễn ra trong cái phòng nhỏ xíu nóng hầm hập của tôi, bạn bè thì ai cũng có công việc, tôi thấy mình bơ vơ lạc lõng quá!
Nhiều lúc tôi muốn bỏ cuộc nhưng tôi nghĩ, nếu con đường mình đi lúc nào cũng theo ý mình thì mình sẽ không trưởng thành lên được, phải cố lên, phải đối mặt và vượt qua nhưng sao nhiều lúc tôi thấy mình quá sức chịu đựng. Tôi không phải người kém cỏi, thế tại sao tôi thất nghiệp?
Khi bạn mất phương hướng, bạn làm gì? Mua 1 cái la bàn mới? Chắc là tôi phải sắm 1 cái la bàn cho mình để lăn xả tìm việc và bắt đầu cuộc sống mới tốt hơn.
N.Anh

Thất nghiệp là cơ hội để làm những điều mình thích

Thất nghiệp thực sự là một giai đoạn khó khăn đối với mỗi con người, tuy nhiên hãy xem thất nghiệp như là một cơ hội để nhìn nhận lại và phát triển bản thân biết đâu đấy mới là lúc bạn tìm thấy chính mình và điều mình thực sự thích.
>Tôi 22 tuổi thất nghiệp và chưa biết đi về đâu

Một trong những câu được hỏi nhiều nhất đối với một sinh viên chuẩn bị hoặc vừa mới tốt nghiệp là: "Bạn đã có việc làm chưa ?"
Đây thực sự là một câu hỏi không được tế nhị cho lắm nhất là trong tình trạng kinh tế đang khó khăn như hiện nay. Bản thân mình dù chưa đến lúc thất nghiệp cũng không thích hỏi hay trả lời những câu hỏi như thế này.
Tuy nhiên, dù có không quan tâm đến mấy câu hỏi đó, trán bạn cũng sẽ nhăn hơn một chút với cái cảm giác bị thất nghiệp. Tại sao phải sợ thất nghiệp ?
Câu trả lời là có vô vàn lý do. Có thể bạn sợ thất nghiệp vì sẽ vẫn phải sống dựa vào gia đình, mất quyền tự do trong cuộc sống cũng như về mặt tài chính.
Đó có thể là sợ bị cô lập so với những người bạn khác, những người đã tìm được việc. Cũng có thể bạn sợ bị hạ thấp cái gọi là "địa vị xã hội". Khi đi học điều này được thể hiện ở chỗ bạn học trường nào, ngành gì... Khi tốt nghiệp nó thể hiện ở công ty và công việc mà bạn đang làm.
Việc tốt nghiệp và chưa có việc làm sẽ làm cho lòng tự trọng của bạn bị tổn hại một cách đáng kể, nhất là với những người tốt nghiệp ở những trường "có tiếng" ra.
Có nhiều bạn cho rằng khi thất nghiệp bạn có cơ hội để làm những gì mình thích. Tôi nghĩ, điều này chỉ thực sự đúng với những người mà gia đình có điều kiện còn với những người còn lại thì cuộc sống sẽ không dễ dàng như thế.
Hãy nghĩ đến việc bạn sẽ có rất nhiều thời gian nhưng với cái ví rỗng bạn sẽ phải suy nghĩ nhiều trước khi thực hiện bất kỳ sở thích tốn tiền nào.
Có thể bạn sẽ phải trải qua 1 giai đoạn sống không mục đích vì những mục đích mà bạn đặt ra có thể đã bị mất do không có được việc mong muốn, bạn thường dậy muộn hơn và làm mọi việc một cách thiếu nhiệt huyết điều mà chỉ làm cho bạn thêm chán chường hơn.
Còn vô vàn lý do khác để sợ việc bị thất nghiệp, nếu muốn biết thì tại sao bạn không tự trải nghiệm trong vài tháng đến nửa năm xem sao.

Vậy người thất nghiệp phải làm sao ?
Điều đầu tiên là bạn phải luôn suy nghĩ tích cực, cần phải nghĩ được rằng thất nghiệp là một chuyện rất bình thường. Mà đúng là một việc bình thường thật vì chả có xã hội nào mà không có người thất nghiệp cả. Chuyện bị từ chối trong lúc xin việc cũng hoàn toàn bình thường.
Cá nhân mình thấy những người càng hay suy nghĩ tiêu cực thì càng khó kiếm việc vì riêng tính cách đấy đã làm cho họ mất đi phần nào cái gọi là employability (việc làm) rồi.
Việc thứ hai là phát triển bản thân, khi thất nghiệp bạn có rất nhiều thời gian rảnh và cách hay nhất để giảm bớt cảm giác chán chường do thất nghiệp là làm cho bản thân bận rộn hơn với những việc mang tính phát triển bản thân về cả mặt thể chất lẫn tinh thần.
Tại sao bạn không dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để luyện tập một thói quen mới tốt cho bạn thân như thói quen học mỗi ngày một vài từ Tiếng Anh, thói quen lên kế hoạch cho mỗi ngày...
Bạn cũng có thể dùng khoảng thời gian đấy để tham gia một khóa học ngắn hạn như khóa học về tin học, Photoshop, bằng lái xe, rất có thể bạn sẽ tìm được một công việc thích hợp hoặc thậm chí khởi nghiệp nhờ những kỹ năng mới này.
Có một việc mà bạn nên nghĩ đến đó là tham gia các hoạt động tình nguyện bạn vừa giúp ích được cho xã hội vừa có cơ hội "làm đẹp" thêm CV của mình nhờ các hoạt động này.
Đừng quên rằng sức khỏe cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống, hãy tranh thủ lúc này để tập luyện thể dục thể thao, phát triển thể chất. Khi tập luyện thể dục thể thao đều đặn bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn về mặt tinh thần và biết đâu trong số các bạn chơi thể thao của bạn có người sẽ là sếp của bạn sau này.
Điều cuối cùng mà bạn không nên quên đó là dành một thời gian nhất định trong ngày dành riêng cho việc xin việc, hãy xin việc một cách chủ động, sáng tạo. Luôn chuẩn bị một bộ hồ sơ một cách hoàn chỉnh với CV, đơn xin việc, thư giới thiệu...
Đừng bao giờ tự giới hạn mình bằng các công việc được quảng cáo trên internet. Hãy tận dụng các mối quan hệ của mình để tìm việc, có thể bạn mất một thời gian dài để tìm một công việc trong khi thầy giáo của bạn lại biết một công ty khác đang tuyển nhân viên với mức lương hấp dẫn nhưng chưa tìm được ứng viên thích hợp. Lúc đó một lời giới thiệu của thầy có thể giúp bạn có được công việc đó một cách dễ dàng.

Tìm việc là một công việc không phải dễ dàng đối với hầu hết mọi người, nhưng đó lại là một điều tất yếu trong cuộc sống dù muốn hay không chúng ta cũng sẽ phải trưởng thành sẽ phải có việc làm để tự lo cho cuộc sống của mình.
Thất nghiệp thực sự là một giai đoạn khó khăn đối với mỗi con người, tuy nhiên hãy xem thất nghiệp như là một cơ hội để nhìn nhận lại và phát triển bản thân biết đâu đấy mới là lúc bạn tìm thấy chính mình và điều mình thực sự thích.
Hu Jie

May mắn sẽ mỉm cười với ai biết cố gắng

Vừa học vừa làm tuy rất vất vả, nhưng con đường mà tôi đang đi hy vọng sẽ từng bước đi đến thành công như bao người khác. Bao thiệt thòi mà tôi đang chịu vẫn còn ít hơn so với những người khác nhưng kết quả có được hôm nay là do tôi không ngừng cố gắng, nổ lực.
>Bơ vơ lạc lõng trong những ngày thất nghiệp

Tôi sinh ra trong một gia đình không khá giả. Mẹ tôi phải làm đủ thứ nghề để sinh sống từ bán hủ tiếu đến phụ quán cơm rồi tạp vụ. Ba tôi mở tiệm sửa xe máy nhưng do không chuyên tâm làm việc nên thu nhập chẳng có bao nhiêu.
Mãi đến năm 12, mẹ tôi tìm được việc làm công nhân quét đường, tôi mới được mẹ cho đi học cơ bản môn toán và anh. Các năm trước đó, được đi học thêm cho bằng bạn bè đối với tôi chỉ là ao ước. Mất căn bản toán, lý, hóa, tôi không thể nào học tốt.
Có lúc cảm giác thấy bản thân mình thật bất tài. Tôi biết rằng nếu được đầu tư đầy đủ, có lẽ tôi sẽ có một tương lai tốt hơn. Tôi cũng có một chút năng khiếu anh văn. Vì thế tôi quyết định thi vào ngành anh văn đại học nông lâm.
Cứ tưởng mọi chuyện như ý muốn. Năm đó tôi rớt đại học khi thiếu nữa điểm. Cuộc sống của tôi như là địa ngục. Ngay sau khi biết kết quả xong, sáng hôm sau ba tôi đã kéo tôi dậy bắt đi làm thuê. Ông còn nói rằng không bao giờ cho tôi ăn cơm mà ngồi không.
Tôi gần như muốn phát điên. Họ hàng tôi ai cũng được đầu tư, ăn học đàng hoàng. Còn tôi, tiền học trong trường mỗi năm là 400 ngàn còn đóng chưa đủ thì lấy đâu ra tiền để ăn học như người ta. Tôi quyết định đi học hệ cao đẳng ở đại học ngoại ngữ tin học mặc sự phản đối của mọi người.
Ba năm cao đẳng trôi qua thật nhanh. Với biết bao bỡ ngỡ đầu tiên, tôi đã vươn lên trong học tập và nhận được tấm bằng loại khá. Vừa thi tốt nghiệp xong, tôi đã lao vào đi làm kiếm tiền đóng trọ.
Chẳng biết kiếm việc ở đâu, tôi đành đi làm phục vụ ở một quán café. Công việc rất nặng nhọc và vất vả. Lương chỉ có tám ngàn một tiếng. Có hôm về đến nhà trọ, tôi đứng không vững vì đôi chân quá mỏi sau 11 tiếng đứng liên tục.
Không chịu nổi vất vả, tôi nghỉ việc. Sau 5 ngày thất nghiệp, tôi quyết định quay về quê cho mẹ đỡ phải gửi tiền ăn. Nhưng may mắn đã mỉm cười, tôi kiếm được công việc biên dịch anh văn bán thời gian với mức lương là 1 triệu/ 1 tháng. Tôi làm hết sức mình và luôn nhiệt tình trong công việc.
Một tháng sau, tôi đậu vào một trung tâm Anh ngữ có tiếng với công việc trợ giảng tiếng anh cho người nước ngoài. Hai tháng sau, công ty cắt giảm 2 nhân viên biên dịch. Tôi được giữ lại làm việc vì sự nhiệt tình và tận tâm. Cũng lúc ấy, tôi đã trúng tuyển và học hệ liên thông tại trường đại học ngoại ngữ tin học.
Sau biết bao nhiêu cố gắng, tôi cũng trở thành sinh viên đại học. Khoảng thời gian quay lại trường học liên thông, do không sắp xếp được thời gian, tôi đã nghỉ việc. Sau đó may mắn lại mỉm cười, tôi được nhận vào làm giáo viên anh văn thỉnh giảng tại một trường tiểu học quốc tế.
Công việc hiện tại rất suôn sẻ. Tôi cảm thấy hạnh phúc đang chờ đợi mình. Chỉ cần mình biết cố gắng, khó khăn rồi cũng sẽ đi qua. Giờ đây tôi đã tự đóng tiền trọ cho mình mỗi tháng.
Vừa học vừa làm tuy rất vất vả, nhưng con đường mà tôi đang đi hy vọng sẽ từng bước đi đến thành công như bao người khác. Bao thiệt thòi mà tôi đang chịu vẫn còn ít hơn so với những người khác.
Tôi muốn vươn lên trong cuộc sống, muốn ngẩng đầu nhìn mọi người mà không mặc cảm. Tôi dự tính sẽ học tại chức kinh tế sau khi tốt nghiệp ở Huflit. Có thể con đường mà tôi đi chậm hơn người khác. Nhưng tôi tin rằng, chỉ cần cố gắng, mỗi bước đi của mình sẽ giúp tôi có được một tương lai tốt hơn.
Tôi cũng muốn gửi lời đến các bạn sinh viên đang tìm việc khác: đừng bao giờ nản lòng các bạn nhé, hãy làm bất cứ công việc gì có thể. May mắn sẽ mỉm cười với những ai biết cố gắng và không nản lòng trong cuộc sống.
Nguyễn Huỳnh Thanh

Vì sao tôi nghèo mà anh lại giàu?

Tại sao có cô công nhân dệt làm suốt 4 năm, đình công lên xuống mà vẫn không được tăng lương, còn một cô công nhân khác chỉ sau 2 năm đã kịp trở thành bà chủ một xưởng may?
>Tôi 19 tuổi, nợ vài chục triệu đồng vẫn muốn làm giàu/Tôi 22 tuổi thất nghiệp và chưa biết đi về đâu/

Ở đời người ta thường hỏi “Làm giàu thế nào?” chứ ít ai chịu hỏi “Vì sao tôi nghèo?”. Chính vì vậy nhiều người không bao giờ nhìn thấy những nhược điểm của mình để tự khắc phục và cuối cùng nghèo vẫn hoàn nghèo.
Chuyện anh nông dân
Có anh nông dân tên Nghèo, ông bà để lại cho 3 thửa ruộng. Mỗi năm ba vụ bán mặt cho đất bán lưng cho trời, sau khi trừ tiền giống, tiền phân, tiền phơi … và không bị lũ lụt, sâu rầy thì chỉ kiếm đủ tiền chi tiêu ăn uống. Năm ngoái xã mở đường nhựa qua ruộng Nghèo, tiền đền bù cũng được kha khá, nhưng chỉ ăn được hơn năm thì lại…nghèo.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Một anh nông dân khác tên Giàu, nhà cũng 3 thửa ruộng, cũng làm quần quật như anh Nghèo. Cuối vụ đập lúa xong anh hốt trấu về om bếp, xin người ta rơm rạ rồi bó lại thuê xe thồ đến bán cho nhà người xóm trên nuôi bò. Tối nằm vắt tay lên trán anh chợt nghĩ, sao nông dân thì cứ phải bán thóc nhỉ?
Thế rồi anh học người ta lấy gạo làm sợi bún, đem bỏ mối ngoài thị xã. Anh thấy hạt gạo chỉ chế biến chút thôi đã bán được giá gấp 5 lần. Thấy Nghèo mất ruộng, Giàu cho thuê ruộng cày, mua gạo của Nghèo về làm bún bán, không làm ruộng nữa.
Chuyện cô thợ dệt
Cô thợ dệt tên Nghèo, làm công nhân trên tỉnh, một ngày đạp máy 12h, đã 4 năm nay cô chỉ may cái túi vào áo. Vật giá leo thang, tiền lương vẫn thế, khó sống quá, cô rủ chị em đình công đòi tăng lương, chủ bảo 4 năm cô cũng chỉ làm được từng ấy việc, sao tôi phải tăng lương?
Một cô thợ may khác tên Giàu, làm cùng khâu với cô Nghèo. Giàu làm được 3 tháng biết việc rồi là xin sang tổ khác, cứ thế 2 năm sau đã thạo làm hết các khâu. Chủ đưa cô lên làm trưởng ca, lo chỉ bảo đôn đốc chị em trong xưởng.
Cuối năm rồi Giàu xin nghỉ về quê 3 tháng, dạy chị em trong làng xỏ kim may áo, vay tiền mua máy rồi lên tỉnh nói với chủ “chị giao áo cho em may, thợ em ở nhà không phải ăn cơm ở trọ nên em giao hàng giá rẻ hơn cho chị”. Còn Nghèo đâu biết vì có những người như Giàu mà Nghèo chả được tăng lương.
Chuyện anh họa sĩ
Một anh họa sĩ tên Nghèo, làm công ở xưởng chép tranh. Nghèo khéo tay vẽ đẹp, tranh của danh họa nào vẽ cũng giống một chín một mười. Nhưng đã sáu năm rồi, Nghèo vẫn cứ ... chép tranh.
Còn anh họa sĩ tên Giàu, chép tranh chả đẹp bằng Nghèo, chủ bán không được nên cho nghỉ việc. Giàu ngẫm tranh chép cũng là đồ giả mà lại đắt, chỉ bọn trọc phú mới mua. Giàu phóng tranh thành ảnh, lồng khung sang trọng rồi bán giá chỉ bằng 1/4 tranh của ông chủ nơi Nghèo làm việc. Thấy Giàu phất nhanh Nghèo hỏi cách nào, Giàu bảo “tại tớ bán khung mà người thì lại mua tranh”.
Ngẫm ở đời người ta thường hỏi “Làm giàu thế nào?” chứ ít ai chịu hỏi “Vì sao tôi nghèo?”
Đỗ Chí Hiếu




(Trích vnexpress)
Mr. Bean,